Nhạc test chất tiếng của tai nghe khi mới sắm về.

Những ai mới sắm cho mình 1 cặp tai nghe mới thường rất “nhạy cảm” trong vấn đề đánh giá chất âm của nó, nhất là khi test thử với những bài nhạc ở các thể loại khác nhau. Lời khuyên thích hợp trong trường hợp này là hãy cứ nghe những gì bạn thích trước đã. Với 1 bài hát quen thuộc, người nghe sẽ dễ dàng nhận định được các điểm tốt hay chưa đạt của chiếc tai nghe dựa trên cái cách mà nó thể hiện bản nhạc. Các dòng nhạc thường được sử dụng để test tai nghe hiện nay đa phần đều có điểm chung là nhiều bass, độ dynamic cao, tốc khỏe, giàu contrast, đồng thời cũng có những điểm nhấn cố định và chi tiết nhằm tôn lên cái hay riêng biệt của từng kiểu tuning khác nhau
Cũng cần lưu ý rằng các phương pháp test luôn được khuyến nghị ở mức đơn giản, nguồn nhạc nên đa dạng, đừng dùng nhạc thuốc hay nhạc audiophile, hãy dùng các bản nhạc thân thuộc phải đa dạng từ các nguồn bình dân như Soundcloud hay YouTube đến chất lượng cao hơn như MP3 320kbps hoặc chuẩn “Master Quality” của Tidal. Nếu một chiếc tai nghe có chất âm cực hay nhưng đòi hỏi cả tấn thiết bị hỗ trợ chuyên dụng và phải chơi bản thu master trong phòng tiêu âm, chiếc tai nghe đó cũng chưa chắc được đánh giá cao. Tôi thường dùng nhất là Schiit Jotunheim (combo DAC / amp) khi chơi trên desktop và DragonFly Red hoặc Astell & Kern Kann cho nhu cầu portable, sẵn sàng cho kỷ nguyên không dây trong tương lai.
Sau đây là 10 bài hát mà tôi hay sử dụng để test một cặp tai nghe mới cũng như lý do mà chúng được tôi đánh giá cao.
1 Hunter của Bjork
Hunter nằm trong album Homogenic (1997) của Bjork là bài nhạc được xem như có thể đánh giá chất âm của một chiếc tai nghe trong thời gian cực ngắn. Phần mở đầu của track có thể được dùng để test âm tầng tai nghe khi thể hiện đầy đủ các chi tiết quan trọng và khoảng cách của tiếng trống rền ở cả 2 bên tai người nghe. Bài nhạc có tiếng nhạc cụ đa dạng hòa trộn cùng giọng vocal đặc biệt của Bjork sẽ thể hiện được hết sức mạnh của chiếc tai nghe và làm cho bạn ớn lạnh sống lưng. Nếu không cảm nhận được điều đó thì chiếc tai nghe của bạn chưa đạt.
2 Acid Rain của Lorn
Acid Rain thể hiện ngay phần bassdrop mạnh mẽ ở giây thứ 21. Với 1 cặp tai nghe tốt, nó có cảm giác như một cái xẻng cắm vào đất cứng nhanh, mạnh và cực sâu. Cảm giác này vẫn kéo dài thêm chút nữa khi tiếng bass đã qua, mang lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc mà khó có bản nhạc nào làm được.
3. Undone của Spaces (ft. Sarah De Warren)
Đây cũng là 1 track rất tốt để test bass. Ở khoảng 40 giây sẽ có 3 tiếng bass nổi bật: 1 ở bên trái, 1 ở bên phải và tiếng bass cuối cùng thêm texture cho 2 tiếng bass đầu tiên. Chi tiết này luôn luôn bị mất đi ở những chiếc tai nghe tầm trung, đôi khi ngay cả ở các dòng tai nghe cao cấp của MrSpeakers (Aeon) hay Grado có tiếng bass quá nhẹ.
4 Aljamiado của Renaud Garcia-Fons
Aljamiado là track đầu tiên trong album Méditerranées (2011) của Renaud Garcia-Fons được các fan yêu thích nhạc cụ có dây đánh giá rất cao. Phần nhạc cụ trong bài được thể hiện đầy đủ strum, hit, tap, thump… để sáng tạo ra các âm thanh tươi mới và cực kỳ độc đáo. Tôi sử dụng track này hầu hết để test độ sáng và chi tiết của Treble Response và Bass Balance.
5 Windowlicker của Aphex Twin
Nhạc của Aphex Twin rất là vui nhộn 😃 nhất là track nổi tiếng Windowlicker. Tác phẩm sở hữu tất cả những kiểu âm tinh tế nhất và có thể dễ dàng phơi bày được các điểm yếu trong những cặp tai nghe chưa đạt tiêu chuẩn. Các mẫu tai nghe chất lượng cao sẽ thể hiện dễ dàng các tiếng nhạc cụ điện tử, xây dựng được climax cho toàn bài hát nhờ giọng vocal điên loạn. Hai album được tôi đề cử sẽ là Syro (2014) và Cheetah (2016).
6 Killing in the Name của Rage Against the Machine
Track này có đủ các kiểu âm đa dạng như tiếng trống dồn dập, guitar riff, cowbell và giọng vocal khủng khiếp của Zach de la Rocha. Rage Against the Machine và Metallica là 2 nguồn nhạc chính để tôi test tiếng guitar bóp méo cùng giọng vocal gào thét cho một chiếc tai nghe mới. Beyerdynamic T51i cho chất tiếng khá mỏng và nhẹ khi nghe cùng album năm 1992 của Rage Against the Machine. Californication (1999) của Red Hot Chili Peppers cũng là một bài test tốt khi có chất tiếng vô cùng méo mó và đặc dị, đòi hỏi chiếc tai nghe phải tái tạo lại được chính xác các chi tiết này. Tiếng bass mạnh và đầy cũng giúp ích rất nhiều cho các dòng nhạc heavy chứ không chỉ tóm gọn ở hiphop hay electronic.
7 Paper Moon của Booka Shade
Paper Moon của cặp house-duo Booka Shade của Đức là một track đặc biệt có khả năng test rất tốt âm hình. Tiếng nhạc trong bài di chuyển đến tất cả các vị trí trong không gian, nên một chiếc tai nghe tốt sẽ có thể theo sát và thể hiện dễ dàng các chi tiết mà bài nhạc đòi hỏi.
8 Dragonborn của Jeremy Soule
Đây là bản soundtrack chính cho game Skyrim đến từ nhà soạn nhạc lừng danh Jeremy Soule. Dragonborn có cả phân đoạn giọng nam và nữ với nhịp điệu trầm hùng, mang lại sự rạo rực và hào hứng khi nghe. Nếu chiếc tai nghe của bạn thể hiện bài này một cách chán phèo thì bạn có thể vứt nó ngay đi thôi.
9 Breathe Into Me của Marian Hill
Breathe Into Me được thể hiện bởi giọng vocal thiên thần của Samantha Gongol, cộng thêm phần backgound với các tiếng búng tay và bassline sâu. Một chiếc tai nghe tốt sẽ có thể giữ vững được sự mạnh mẽ của bass hoặc truyền tải đầy đủ nét đẹp trong giọng vocal của Samantha Gongol. Tiếng bass mạnh cùng giọng nữ nhẹ nhàng là 1 concept không mới trong dòng nhạc electronic, tuy nhiên ở trường hợp này được thực hiện rất tuyệt vời. Chắc sẽ không có chiếc tai nghe nào có thể làm nhạc của Marian Hill dở đi, tuy nhiên một vài dòng tai nghe chất lượng thấp sẽ làm hỏng sự mượt mà cần thiết của giọng vocal khi kéo dài từ note thấp đến các note biểu cảm cao.
10 Wild Monk của Osamu Kitajima
Tương tự như Renaud Garcia-Fons, Kitajima được tìm thấy trong hành trình tìm kiếm nhạc mới của tôi. Phong cách của Kitajima chú trọng vào đàn dây và đàn gió do đó những chiếc tai nghe có chất âm không trung thực sẽ nhanh chóng bị lộ mặt. Album Masterless Samurai (1978) là một trong những album tốt nhất để test treble cho tai nghe hoặc cả ở những hệ thống âm thanh hi-fi. Cũng cần nói thêm rằng hình như càng thử qua nhiều dòng tai nghe high-end, tôi càng tìm kiếm được thêm các tên tuổi nghệ sỹ bí ẩn cũng như phong cách nhạc mà mình chưa hề nghĩ là tồn tại.
Rieview tai nghe là một công việc tốn thời gian và cả công sức nữa khi phải chơi thử và so sánh hầu như tất cả các nguồn nhạc hiện có. Chúng ta khó có thể thực sự yêu một người nào đó trong những lần đầu gặp gỡ, và đối với những chiếc tai nghe cũng vậy. Dĩ nhiên danh sách này không thể nào là đầy đủ và sẽ được cập nhật thêm trong thời gian tới.
Nguồn theverge

Trả lời